Khái quát Liên giới tính

Trước kia, liên giới tính được gọi là lưỡng tính hay là "thái giám bẩm sinh" (congenital eunuchs).[4][5] Vào thế kỉ thứ 19 và 20, một số thành viên của cộng đồng y khoa phát minh ra một hệ thống các thuật ngữ để phân loại các đặc điểm giới tính mà họ quan sát được. Đây là lần đầu tiên con người phát minh ra một hệ thống phân loại các điển hình của liên giới tính. Người liên giới tính trước kia được phân loại thành lưỡng tính thật, hoặc lưỡng tính giả ở nữ hay lưỡng tính giả ở nam.[6] Tuy nhiên, những thuật ngữ này không còn được dùng nữa vì những thuật ngữ có chứa từ 'lưỡng tính được coi là mang hàm ý xúc phạm khi được dùng để chỉ con người.[7] "Lưỡng tính" giờ đây được dùng để chỉ các loài động vật hoặc thực vật có cơ quan sinh sản của cả giống đực và giống cái.[6] Vào năm 1917, Richard Goldschmidt đặt ra thuật ngữ "liên giới tính" (intersexuality) để chỉ những đặc điểm giới tính không rõ ràng ở người[6] Trong giới y khoa, thuật ngữ "Rối loạn phát triển giới tính (DSDs)" bắt đầu được sử dụng từ năm 2006. Tuy nhiên, sự thay đổi này mang lại nhiều tính gây tranh cãi từ khi thuật ngữ trên được ra đời.[8]

Ngày nay, liên giới tính được coi là tính trạng (condition) chứ không phải dị tật hay bệnh. Intersex là một thuật ngữ chung được sử dụng cho nhiều tình trạng trong đó một người được sinh ra với giải phẫu sinh sản hoặc giới tính dường như không phù hợp với các định nghĩa thông thường về nữ hoặc nam. Ví dụ, một người sinh ra có thể là nữ ở bề ngoài, nhưng bên trong lại có giải phẫu chủ yếu là nam. [9]

Theo tổ chức nhân quyền Amnesty, người liên giới tính có tỷ lệ khoảng 1,7% dân số.[10] Theo Hiệp hội Intersex ở Bắc Mỹ (ISNA), cứ 2000 đứa trẻ được sinh ra thì có 1 đứa trẻ không mang giới tính nam hay nữ.[11] Dù hiếm nhưng người liên giới tính vẫn tồn tại và liên giới tính nên được công nhận là một hoặc nhiều giới riêng. Việc bó buộc các cá thể ngoài bộ nhị nguyên giới vào khuôn khổ tư duy nhị nguyên giới (chỉ có hai giới) có thể dẫn đến rất nhiều hệ luy nguy hiểm (bị phẫu thuật thay đổi cơ quan sinh dục khi còn nhỏ, gia đình và xã hội đối xử không công bằng...)

Vào thời cổ, người liên giới tính thường phải đối mặt với sự kì thị từ khi mới sinh, hoặc sau khi một đặc điểm liên giới tính phát triển khi đến tuổi dậy thì. Điều này có thể bao gồm giết hại trẻ sơ sinh, bỏ rơi, hoặc đối mặt với sự kì thị từ trong chính gia đình. Một số người liên giới tính thường trải qua phẫu thuật hoặc trị liệu hoóc-môn để cơ thể phát triển những đặc điểm giới tính phù hợp với quy chuẩn của xã hội đặt ra. Tuy nhiên, điều này vẫn gây tranh cãi khi không chắc chắn rằng những trị liệu kể trên mang lại kết quả, hay đây là điều mà người được trị liệu mong muốn.[12] Hơn nữa, những cuộc chữa trị mà không có sự chấp thuận từ người bệnh có thể bị coi là vi phạm nhân quyền[13][14] Những tổ chức hoạt động về quyền của người liên giới tính cũng lên tiếng về những vấn đề này, như lời tuyên bố Malta (Malta declaration) được đưa ra vào năm 2013 bởi International Intersex Forum.

Một vài người liên giới tính sẽ được chỉ định và được nuôi dạy như một người con trai hay con gái nhưng rồi lớn lên lại nhận dạng bản thân là một giới khác, trong khi một số vẫn nhận dạng bản thân theo giới đã được chỉ định từ nhỏ.[15] Vào năm 2011, Christiane Völling trở thành người liên giới tính đầu tiên đã kiện thành công về những thiệt hại do cô phải thực hiện phẫu thuật xác định lại giới tính diễn ra vào năm 1977 mà không có sự đồng thuận của mình.[16][17] Một vụ thứ hai được xét xử ở Chile vào năm 2012, trong đó có sự tham gia của một đứa trẻ và bố mẹ của mình.[18][19] Vào tháng 4 năm 2015, Malta trở thành quốc gia đầu tiên cấm bất kì can thiệp y tế về giới tính nào mà thiếu sự đồng thuận của người tham gia (trong đó bao gồm cả người liên giới tính).[20][21]

Cũng giống như những người nam hay nữ khác, người liên giới tính có thể có bất kì bản dạng giới cũng như xu hướng tình dụcxu hướng tình cảm nào.[22]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Liên giới tính http://www.starobserver.com.au/news/international-... http://www.aph.gov.au/DocumentStore.ashx?id=aafe43... http://www.paula.cl/reportajes-y-entrevistas/repor... http://diario.latercera.com/2012/11/24/01/contenid... //pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/11610651 //pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/16200837 http://www.who.int/reproductivehealth/publications... http://vnexpress.net/Vietnam/Suc-khoe/2005/09/3B9E... //doi.org/10.1080%2F10532528.1992.10559876 //doi.org/10.1515%2FJPEM.2005.18.8.729